Hiện tại đang có 64 bệnh nhân đang đồng thời tư vấn,11 bác sĩ đang bận, 1 bác sĩ đang chờ tin nhắn

Tiểu ra máu hay nước tiểu có màu đỏ? Cảnh báo triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm

Ngày đăng : 01-02-2024 - Lượt xem : 298

NƯỚC TIỂU CÓ MÁU VÀ NƯỚC TIỂU CÓ MÀU ĐỎ

Tiểu ra máu có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường và thường được gọi là tiểu máu đại thể. Nước tiểu có máu thường có màu hồng, màu đỏ, đỏ sẫm hoặc nâu, đôi khi còn có thể thấy máu đông bị lẫn trong nước tiểu. Tuy nhiên cũng có trường hợp mắt thường không thể nhìn thấy được, lúc này cần phải tiến hành xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng hồng cầu có trong nước tiểu, nếu lượng hồng cầu vượt quá 10.000 đơn vị trên 1 ml nước tiểu thì được gọi là tiểu máu vi thể.

 Phương pháp kiểm tra xét nghiệm:

Tại Phòng Khám Đa Khoa Âu Á Tiểu ra máu chủ yếu thực hiện chẩn đoán trên kết quả xét nghiệm nước tiểu. Dựa vào số lượng hồng cầu bên trong nước tiểu, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sức khỏe tiết niệu của người bệnh. Ngoài ra, tiểu ra máu còn được chẩn đoán bằng những phương pháp khác như:

 Khám lâm sàng: bao gồm khám và khai thác bệnh sử của bạn.

 Xét nghiệm nước tiểu. Phân tích nước tiểu có thể kiểm tra xem có hồng cầu trong nước tiểu không và cũng đánh giá nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sự hiện diện của các khoáng chất gây sỏi thận.

 Các xét nghiệm hình ảnh. Bác sĩ có thể đề nghị chụp CT hoặc MRI hoặc khám siêu âm.

 Soi bàng quang. Bác sĩ luồn một ống hẹp có gắn một camera nhỏ vào bàng quang để kiểm tra bàng quang và niệu đạo để tìm các dấu hiệu bệnh.

Tiểu ra máu

Phương pháp xét nghiệm nước tiểu

 Nước tiểu có màu đỏ là do ăn nhiều thực phẩm có chứa phẩm màu hoặc có chứa sắc tố như củ dền, dâu đen, quả việt quốc,..Hoặc do sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, trị bệnh. Đặc biệt có những căn bệnh như viêm gan cũng gây đi tiểu có “máu” nhưng không phải tiểu ra máu.

KẾT LUẬN nếu bạn đã ngưng dùng các loại thuốc hay thực phẩm trên mà nước tiểu vẫn có màu lạ, kèm các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, sốt, tiểu gắt, tiểu rát, nước tiểu có kèm theo vẩn đục hoặc bất kì dấu hiệu bất thường nào khác, hãy đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán tình trạnh bệnh.

 Các triệu chứng đã kéo dài nhiều ngày khiến bạn lo lắng? Gọi số Hotline(028) 38 77 99 66 hoặc CLICK vào KHUNG TƯ VẤN để được gặp các bác sĩ ngay! Tư vấn, đặt lịch miễn phí và nhanh chóng 24/24
 

ĐI TIỂU CÓ MÁU LÀ DẤU HIỆU CẢNH BÁO CỦA CÁC BỆNH LÝ NGHIÊM TRỌNG NÀO?

Viêm nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang

♦ Tiểu ra máu là biểu hiện điển hình, thường gặp nhất của các bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang gây nên những cơn đau đớn và cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra nếu nhiễm trùng đường tiểu lây lan đến thận. Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào bộ phận nào của đường tiết niệu bị viêm nhiễm. 

♦ Các triệu chứng chung thường gặp như: Nóng rát khi đi tiểu, tăng tần suất đi tiểu mà không tiểu được nhiều, tiểu ra máu đôi khi có cả cả tia máu lẫn trong nước tiểu.    

Tiểu ra máu

Hình ảnh minh họa viêm bàng quang gây tiểu ra máu

Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới

♦ Bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là đàn ông trung niên. Không xác định được các dấu hiệu kịp thời sẽ dẫn đến phát hiện bệnh muộn, khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn. 

♦ Các biểu hiện như: người bệnh thấy rét như bị cúm, ớn lạnh. Tiểu khó, thường phải cố rặn ra, không đi tiểu được ngay, khi tiểu thường có cảm giác buốt, rát. Đau vùng bẹn bìu, xương mu hoặc xung quanh “cậu nhỏ”. Có thể xuất hiện máu ở trong nước tiểu.

Tiểu ra máu

Ảnh minh họa tuyến tiền liệt có bệnh

Bệnh lậu

♦ Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục xuất hiện khi có các triệu chứng: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu đau, khó tiểu, đau khi quan hệ tình dục, khi xuất tinh, tiểu ra mủ thường vào buổi sáng có mùi hôi khó chịu,…

Các bệnh lý về thận

♦ Là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tiểu máu. Đây là các bệnh lý về thận có liên quan đến tiểu ra máu thường gặp: Sỏi thận, sỏi bàng quang, lao thận, ung thư thận,  thận đa nang,... ​​

Chấn thương do hoạt động thể chất

♦ Do chấn thương thận, niệu, bàng quang, vùng chậu, thắt lưng. Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài lâu và dần hồi phục từ 1 - 2 ngày. Nếu tình trạng tiểu ra máu vẫn kéo dài và kèm theo triệu chứng khác thường thì bạn nên ngay lặp tức đến thăm khám bác sĩ.

 Bạn nghi ngờ mình đang ở giai đoạn đầu của các tình trạng bệnh lý trên? NHẤN VÀO ĐÂY hoặc gọi đến Hotline (028) 38 77 99 66 để tư vấn trực tiếp và đặt lịch hẹn

TIỂU RA MÁU NGUY HIỂM KHÔNG?

Tiểu ra máu là triệu chứng không quá nghiêm trọng và có thể kiểm soát cũng như điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện triệu chứng để giảm thiểu rủi ro mắc những bệnh lý nguy hiểm như UNG THƯ.

  • Bệnh viêm đường tiết niệu, nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời, có thể dẫn tới biến chứng viêm nhiễm toàn bộ hệ thống đường tiết niệu, biến chứng viêm thận, thậm chí suy thận mãn tính.

  • Bệnh sỏi đường tiết niệu trong trường hợp sỏi quá lớn có thể chèn ép các bộ phận xung quan dẫn tới giãn đài bể thận, thậm chí suy thận.

  • Gây viêm ống dẫn tinh, túi tinh, tinh hoàn... ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

  • Khi quan hệ tình dục luôn cảm thấy đau, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sinh hoạt tình dục.

  • Bệnh lậu là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, có thể dẫn tới biến chứng viêm màng não, nhiễm trùng huyết nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh cần sớm điều trị kịp thời.

ĐIỀU TRỊ TIỂU RA MÁU BẰNG CÁCH NÀO?

♦ Tùy theo tình trạng bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh, từ đó xác định mức độ tổn thương và bệnh đang ở giai đoạn nào, sau đó mới có để đưa ra được phát đồ điều trị và mức phí điều trị phù hợp. Phương pháp điều trị sẽ được chỉ định dựa trên loại bệnh lý mà người bệnh mắc phải. 

Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. 

  • Với những trường hợp bệnh nhẹ, các bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để cải thiện triệu chứng.  

  • Nếu người bệnh bị nhiễm trùng thì sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn.

  • Với những trường hợp nặng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật, chẳng hạn như mổ lấy sỏi,… 

  • Trong trường hợp bệnh nhân ung thư: Cần điều trị bệnh bằng một số phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.  

  Các chuyên gia, bác sĩ của Phòng Khám Đa Khoa Âu Á luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.  

Phòng Khám Đa Khoa Âu Á ở 425 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, Tp. Hồ Chí Minh hiện được nhiều người đánh giá là một trong những địa chỉ khám bệnh ngoại khoa nam uy tín. Mỗi ngày phòng khám tư vấn và điều trị bệnh cho hàng trăm bệnh nhân, có được điều này là nhờ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng.

Nếu còn thắc mắc hoặc muốn đặt lịch kiểm tra sức khỏe đường tiết niệu, hãy nhấc máy lên gọi ngay đến Hotline (028) 38 77 99 66 hoặc nhấn vào khung >>Tư vấn trực tuyến<< bên dưới để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám miễn phí 24/24!

* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Bạn đang gặp vấn đề tế nhị

Bạn cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa

Hãy gọi cho chúng tôi theo số

028.3877.9966

Hoặc click Tư vấn để trò chuyện cùng bác sĩ

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

KẾT NỐI CÙNG BÁC SĨ 40 NĂM KINH NGHIỆM
+3
Gửi tin nhắn
Bác sĩ Âu Á đang gửi tin nhắn cho bạn