Hiện tại đang có 64 bệnh nhân đang đồng thời tư vấn,11 bác sĩ đang bận, 1 bác sĩ đang chờ tin nhắn

Vì sao phải nong bao quy đầu cho bé?

Ngày đăng : 29-09-2023 - Lượt xem : 304

Tình trạng bé trai bị hẹp bao quy đầu sinh lý khá phổ biến. Nhiều phụ huynh không chú ý can thiệp kịp thời, hay ngược lại là tùy tiện nong bao quy đầu cho trẻ có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bé về sau.

1. Hẹp bao quy đầu

Bao quy đầu là phần da bao quanh và che phủ đầu dương vật, có tác dụng bảo vệ bộ phận sinh dục nam. Hẹp bao quy đầu, dịch từ tiếng Anh là phimosis - là tình trạng vùng da này bó chặt lấy quy đầu, không thể lột hoàn toàn ra khỏi quy đầu được. Đa số các bé trai sẽ bị hẹp bao quy đầu sinh lý khi mới sinh, nhưng dần dần theo thời gian, bao quy đầu sẽ tự động tách khỏi quy đầu. Nam giới có độ tuổi càng lớn thì tỷ lệ bị hẹp bao quy đầu càng giảm, cụ thể:

- Em bé sơ sinh: 96%

- Bé 1 tuổi: 50%

- Trẻ 3 tuổi: 10%

- Thiếu niên 17 tuổi: 1%

Mặc dù được cho là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng khi bao quy đầu này quá hẹp sẽ gây cản trở quá trình tiểu tiện của bé, khiến bé đau đớn mỗi lần đi tiểu cũng như khó khăn trong việc giữ gìn vệ sinh. Khác với hẹp bao quy đầu sinh lý, hẹp bao quy đầu bệnh lý, hay còn gọi là hẹp bao quy đầu thứ phát, là do có sẹo xơ, hình thành sau khi bé bị viêm nhiễm hoặc cố gắng tác động quá mạnh để nong bao quy đầu.

nong bao quy đầu cho bé

Bao quy đầu này quá hẹp sẽ gây cản trở quá trình tiểu tiện của bé

2. Nong bao quy đầu cho trẻ

  2.1. Vì sao phải nong bao quy đầu?

Nong bao quy đầu là kỹ thuật thường được các bác sĩ chỉ định nhằm làm rộng bao quy đầu cho bé, giúp bé đi tiểu và làm vệ sinh dễ dàng hơn. Thủ thuật nong bao quy đầu cho trẻ có thể được thực hiện ở bệnh viện hoặc bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh nong từ từ tại nhà.

Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp cha mẹ thử nong cho bé nhưng gặp nhiều khó khăn, một phần là do bé thường không hợp tác, một phần vì phụ huynh lo sợ bé bị đau mà không dám thực hiện.

Thực tế, việc bố mẹ hỗ trợ nong bao quy đầu dần dần sẽ mang lại hiệu quả, quy đầu tuột ra được tự nhiên. Nhưng nếu tiến hành không đúng cách, hoặc ngại đụng vào chỗ đau của con để tập nong và vệ sinh thì chẳng bao lâu sau bao quy đầu sẽ hẹp trở lại.

Vì sao phải nong bao quy đầu tại nhà? Qua thăm khám, bác sĩ có thể kết luận việc can thiệp ngoại khoa cho trẻ lúc này là chưa cần thiết. Hơn thế nữa, nong hoặc cắt bao quy đầu tùy tiện nhiều nguy cơ gây ra những rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như:

- Biến chứng cấp tính: Chảy máu, sưng phù, nhiễm trùng, tổn thương quy đầu hoặc niệu đạo ngay sau thủ thuật.

- Dị tật mãn tính: Để lại sẹo xấu, tái phát hẹp da quy đầu, thậm chí là hẹp lỗ tiểu hoặc rò niệu đạo.

Do đó, nhiều chuyên gia y tế trên toàn thế giới khuyến cáo rằng, phụ huynh phải cân nhắc cẩn thận khi nào nên nong bao quy đầu cho bé hoặc tìm hiểu các lựa chọn ưu tiên trong điều trị hẹp bao quy đầu khác thích hợp với tình trạng của trẻ.

  Vì sao phải nong bao quy đầu cho bé? Khi nào nên thực hiện?

Bác sĩ có thể chỉ định nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà.

  2.2. Khi nào nên nong bao quy đầu cho bé?

Hẹp bao quy đầu khá phổ biến ở trẻ em, nhưng tình trạng nặng nhẹ của mỗi trẻ là hoàn toàn khác nhau. Phụ huynh nên ghi nhớ một số lưu ý khi nào nên nong bao quy đầu cho bé như sau:

- Đối với trẻ dưới 2 tuổi, hẹp bao quy đầu sinh lý không cần nong tại bệnh viện, người nhà có thể tuột nhẹ bao quy đầu về phía sau giúp bé đi tiểu được dễ dàng hơn.

- Nếu trẻ trên 2 tuổi nhưng không hẹp quá nhiều, da quy đầu còn mềm mại thì chủ động vệ sinh bao quy đầu và tự nong vẫn là biện pháp tối ưu.

- Trường hợp hẹp quá khít khiến trẻ muốn tiểu phải rặn mạnh đồng thời la khóc khi đi tiểu thì nên đến cơ sở y tế để nong nhẹ lỗ tiểu rộng ra một ít.

- Ở các bé lớn, da quy đầu đã xơ chai, kèm theo hẹp quá khít thì không nên nong vì hiệu quả hạn chế, dễ gây chảy máu da quy đầu. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định cắt bao quy đầu.

Không phải trường hợp phẫu thuật cắt bao quy đầu nào cũng đều tốt. Đôi khi có thể xuất hiện những biến chứng đặc thù bao gồm: sẹo xấu sau cắt, chảy máu da quy đầu, nhiễm trùng vết mổ. Vì vậy tùy theo tính chất bao quy đầu của từng trẻ mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn biện pháp xử lý tối ưu.

  2.3. Quá trình nong bao quy đầu cho trẻ

Đối với những bé được bác sĩ cho về tự nong tại nhà, phụ huynh nên lắng nghe kỹ lời dặn dò và hướng dẫn của nhân viên y tế để làm theo cho chính xác. Hạn chế làm bé đau đớn, tổn thương hoặc nhiễm trùng mà kết quả không đạt được như mong muốn.

Nếu nong bao quy đầu được thực hiện tại bệnh viện, quá trình này sẽ diễn ra khoảng 3-5 phút, khá nhẹ nhàng và ít đau. Trong trường hợp bao quy đầu của bé hẹp quá khít, bác sĩ có thể có xịt thuốc tê tại chỗ trước khi nong để bé bớt đau, đôi khi cũng có rướm máu và bé sẽ khóc nhiều hơn.

Sau khi kết thúc thủ thuật nong, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc uống giảm đau và thuốc bôi bao quy đầu có chứa chất kháng viêm tại chỗ, bé sẽ nhanh sinh hoạt bình thường trở lại nên các bậc cha mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Hẹp bao quy đầu sinh lý là một hiện tượng tương đối bình thường và không đáng lo ngại. Thế nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan, tùy tiện nong bao quy đầu cho trẻ hoặc đưa trẻ đi cắt bao quy đầu khi bé còn quá nhỏ.

Nếu thấy trẻ có biểu hiện khó tiểu, đau đớn vùng kín thì cần đến bác sĩ thăm khám cũng như hỏi rõ khi nào nên nong bao quy đầu cho bé. Ngoài can thiệp ngoại khoa, các biện pháp tự nhiên hoặc dùng thuốc bôi bao quy đầu cũng có thể hỗ trợ bé một cách an toàn.

Bài viết được trích nguồn từ trang của bệnh viện Vinmec!

* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Bạn đang gặp vấn đề tế nhị

Bạn cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa

Hãy gọi cho chúng tôi theo số

028.3877.9966

Hoặc click Tư vấn để trò chuyện cùng bác sĩ

Nếu bài đọc hữu ích đừng quên chia sẻ nhé !

KẾT NỐI CÙNG BÁC SĨ 40 NĂM KINH NGHIỆM
+3
Gửi tin nhắn
Bác sĩ Âu Á đang gửi tin nhắn cho bạn